Các bộ môn

Khoa Ngôn ngữ và Xã hội học là một trong các khoa có số lượng sinh viên năng động nhất trường. Được thành lập từ năm học 2014-2015, Khoa Ngôn ngữ và Xã hội học của Trường Đại học Thái Bình Dương đã từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh.

 

Trực thuộc Khoa gồm có 3 bộ môn:

  1. Bộ môn Luật Kinh tế
  2. Bộ môn Ngôn ngữ Anh
  3. Bộ môn Việt Nam học

 1. Bộ môn Luật Kinh tế

Luật kinh tế là gì? Học những gì? Ra trường làm công việc gì? 

Là những vấn đề các bạn thí sinh phải tìm hiểu cặn kẽ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển ngành học còn tương đối mới này.
Là ngành học mới và thu hút sự quan tâm của thí sinh trong vài năm gần đây nên việc hiểu rõ học Luật kinh tế vô cùng quan trọng.

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. vậy 

Ngành Luật kinh tế học những gì? 

Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng...

Học Luật kinh tế ra trường làm gì, làm ở đâu?

Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị về học Luật kinh tế, các bạn dễ dàng có cơ hội làm việc tại các vị trí: Chuyên gia tư vấn pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp; Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư,…

2. Bộ môn Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh là “tiếng mẹ đẻ” của hơn 500 triệu người, ngôn ngữ thứ hai của hơn 1 tỉ dân cư, ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thống trị toàn cầu. Chính vì thế dễ hiểu vì sao các bạn trẻ ngày nay chọn Ngôn ngữ Anh là ngành học cho mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ai cũng hiểu rõ ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.

Học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:

  • Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
  • Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài;
  • Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
  • Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ.A

3. Bộ môn Việt Nam học

Bộ môn Việt Nam học được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học của trường đại học Thái Bình Dương theo quyết định số 195/QĐ – TBD ngày 11/8/2016. Năm học 2016 – 2017 là năm học đầu tiên nhà trường tuyển sinh ngành Việt Nam học với số lượng 13 sinh viên.

Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Việt Nam học là đào tạo những cử nhân chuyên ngành Việt Nam học có kiến thức và năng lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công ty về các loại hình văn hóa và du lịch trong, ngoài nước.

Các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Hướng dẫn viên Du lịch; Làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp du lịch;

- Làm việc tại các cơ quan quản lí văn hóa các cấp

- Phụ trách công tác quản lí  trong các tổ chức du lịch và văn hóa

- Tư vấn về du lịch và văn hóa cho các tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh du lịch, truyền thông, marketing, quan hệ công chúng, biên tập nội dung

- Nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học tại các cơ sở

- Có khả năng tổ chức và thực hiện sự kiện du lịch và văn hóa

- Có khả năng và kiến thức để thuyết minh về du lịch và văn hóa

Là một bộ môn thuộc khoa NN- XHH, các chuyên ngành Việt Nam học được định hướng theo phương châm đào tạo “Học từ trải nghiệm” ngay từ năm học đầu tiên. Sinh viên được trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn, trải nghiệm ngành nghề tương lai của mình cùng các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện,…trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Có thể nói, Việt Nam học là ngành học mới mẻ, hấp dẫn và có định hướng nghề nghiệp rộng mở cho các bạn sinh viên nói chung và sinh viên POU nói riêng.

 

 
 
 
 

ĐỐI TÁC

...