Các ngành, chuyên ngành

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BẬC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 230/2013/QQĐ-TBD  ngày 25 tháng 06 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình Dương)

  1. Tên ngành đào tạo:

      + Tiếng Việt: QUẢN TRỊ KINH DOANH

      + Tiếng Anh: BUSINESS ADMINISTRATION

  1. Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
  2. Kiến thức:

      3.1.   Kiến thức chung:

      3.1.1. Hiểu biết về chính trị, pháp luật, văn hóa - xã hội, đạo đức, khoa học tự nhiên và các vấn đề đương đại;

      3.1.2. Sử dụng tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn (trình độ tổi thiểu 350 điểm TOEIC);

      3.1.3. Phân tích được các biến động của nền kinh tế tác động đến doanh nghiệp;

      3.1.4. Hiểu được chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn nói riêng;

      3.1.5. Giải quyết các vấn đề về thống kê và kế toán trong công tác chuyên môn.

      3.2. Kiến thức chuyên ngành:

      3.2.1. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp:

      3.2.1.1. Vận dụng các kiến thức về tài chính tiền tệ vào công tác chuyên môn;

      3.2.1.2. Áp dụng kiến thức quản trị kinh doanh trong công tác: Lập và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh; đề xuất, lựa chọn chiến lược và chính sách kinh doanh; quản trị và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, thẩm định và quản lý dự án đầu tư;

      3.2.1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp.

      3.2.2. Chuyên ngành Quản trị hành chính văn phòng:

      3.2.2.1. Sử dụng kiến thức quản trị hành chính văn phòng trong công tác chuyên môn: Soạn thảo văn bản, tổ chức lập hồ sơ và quản lý hồ sơ của cơ quan; tham mưu cho thủ trưởng về tổ chức hoạt động văn phòng, quản trị nhân sự, quản lý cơ sở vật chất;

      3.2.2.2. Ứng dụng các kiến thức quản trị hành chính văn phòng trong công tác quản lý và điều hành văn phòng.

      3.2.3. Chuyên ngành Quản trị du lịch:

      3.2.3.1. Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch;

      3.2.3.2. Ứng dụng kiến thức quản trị kinh doanh du lịch trong công tác chuyên môn: Tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch; Thực hiện thiết kế, tổ chức và điều hành một tour trọn gói theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của khách hàng; Phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành)...;

      3.2.3.3. Vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh thực tiễn hoạt động nghề   nghiệp; đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch.

  1. Các kỹ năng:

      4.1. Kỹ năng chung:

      4.1.1. Làm việc độc lập, theo nhóm và với cộng đồng;

      4.1.2. Chịu được áp lực cao về thời gian và công việc; có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;

      4.1.3. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và đàm phán tốt;

      4.1.4. Thu thập, xử lý thông tin chính xác, linh hoạt để giải quyết vấn đề chuyên môn;

      4.1.5. Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý;

      4.1.6. Nhạy bén trong việc tiếp cận, ứng dụng các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong công việc chuyên môn;

      4.1.7. Sử dụng hiệu quả Tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành trong giao tiếp hàng ngày và công việc chuyên môn.

      4.2. Kỹ năng chuyên ngành:

      4.2.1. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp:

      4.2.1.1. Lập, triển khai và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh;

      4.2.1.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; 

      4.2.1.3. Đề xuất, lựa chọn chiến lược và chính sách kinh doanh;

      4.2.1.4. Phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp;

      4.2.1.5. Quản trị và điều hành nguồn nhân lực trong doanh nghiệp;

      4.2.1.6. Tổ chức, quản lý hoạt động Marketing và bán hàng;

      4.2.1.7. Xây dựng, thẩm định và quản lý dự án đầu tư;

      4.2.1.8. Khảo sát, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; :

      4.2.1.9. Khởi sự kinh doanh hoặc quản lý kinh doanh của gia đình.

      4.2.2. Chuyên ngành Quản trị hành chính văn phòng:

      4.2.2.1. Đề xuất cho thủ trưởng cách tổ chức các hoạt động văn phòng, quản trị nhân sự, quản lí cơ sở  vật chất, quản lí tài chính;

      4.2.2.2. Soạn thảo và trợ giúp thủ trưởng soạn thảo, ban hành các loại văn bản thông dụng;

      4.2.2.3. Tổ chức các cuộc họp nội bộ; xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo của cơ quan;

      4.2.2.4. Sắp xếp bố trí văn phòng theo điều kiện thực tế của cơ quan;

      4.2.2.5. Quản lý ngân quỹ nội bộ, quản lý và phân phối văn phòng phẩm;

      4.2.2.6. Xây dựng các qui trình để tổ chức, sắp xếp và kiểm tra các công việc hành chính;

      4.2.2.7. Sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác văn phòng như NETOFFICE, E-Office;

      4.2.2.8. Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị văn phòng;

      4.2.2.9. Vận dụng thành thạo các cách thức giao tiếp, ứng xử trong lĩnh vực hành chính văn phòng;

      4.2.2.10. Phân tích kiểm tra, đánh giá về mặt pháp luật đối với mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

      4.2.3. Chuyên ngành Quản trị du lịch:

      4.2.3.1. Trực tiếp thực hiện hay đề xuất cho lãnh đạo về việc hoạch định chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp;

      4.2.3.2. Thực hiện thiết kế, tổ chức và điều hành một tour trọn gói theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của khách hàng;

      4.2.3.3. Phối hợp các hoạt động của các bộ phận chức năng trong các doanh nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành…);

      4.2.3.4. Thực hiện tốt quy trình đón khách, thuyết minh cho du khách (nội địa, quốc tế) trong quá trình tham quan du lịch;

      4.2.3.5. Tổ chức các sự kiện, hội nghị;

      4.2.3.6. Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch;

      4.2.3.7. Tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

      4.2.3.8. Có khả năng hoạt náo, tổ chức các trò chơi tập thể và giải quyết phàn nàn của khách hàng.

  1. Thái độ:

      5.1. Hiểu biết và tôn trọng pháp luật, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công sở, sống có văn hóa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân đối với gia đình và xã hội;

      5.2. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh;

      5.3. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời;

      5.4. Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc và xây dựng đất nước.

  1. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

      6.1. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp:

      6.1.1. Nhân viên, Trợ lý giám đốc, Trưởng phòng…ở các bộ phận như: Bộ phận nhân sự, Bộ phận bán hàng, Bộ phận R&D…trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh;

      6.1.2. Chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực quản trị kinh doanh;

      6.1.3. Chuyên viên trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước phụ trách về các vấn đề quản lý, kinh doanh;

      6.1.4. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

      6.2. Chuyên ngành Quản trị hành chính văn phòng:

      6.2.1. Trợ lý Giám đốc, Thư ký Hội đồng quản trị, Thư ký dự án, Thư ký của các phòng ban trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp;

      6.2.2 Thư ký, trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lý trong các Trung tâm tin học, Ngoại ngữ, các trường Đại học, Cao đẳng;

      6.2.3. Nhân viên hành chính, nhân viên lễ tân, cán bộ/ nhân viên phụ trách văn thư – lưu trữ trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp;

      6.2.4. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hành chính...đảm nhiệm công tác tổ chức, điều hành trong các khu vực hoặc bộ phận văn phòng;

      6.2.5. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực hành chính, văn phòng, văn thư và lưu trữ.

      6.3. Chuyên ngành Quản trị du lịch:

      6.3.1. Hướng dẫn viên du lịch; Nhân viên, Trợ lý giám đốc, Trưởng phòng…các bộ phận như: Bộ phận Nhân sự, bộ phận Marketing, bộ phận Kinh doanh… thuộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là du lịch;

      6.3.2. Chuyên viên/phó/ trưởng các bộ phận nghiệp vụ du lịch (Lễ tân, buồng, bàn, bar…);

      6.3.3. Chuyên viên tổ chức các sự kiện, hội nghị;

      6.3.4. Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

      6.3.5. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

      7.1. Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nướccùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp

      7.2. Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt  động  để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BẬC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 230/2013/QQĐ-TBD  ngày 25 tháng 06 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình Dương)

  1. Tên ngành đào tạo:

      + Tiếng Việt:  TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

      + Tiếng Anh:  FINANCE - BANKING

  1. Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
  2. Kiến thức

      3.1. Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức chính trị, pháp luật, văn hóa - xã hội, đạo đức, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và các vấn đề đương đại vào công việc và cuộc sống;

      3.2. Áp dụng tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn (trình độ tổi thiểu đạt B1 của khung trình độ chung Châu Âu (CEFR) hoặc 450 điểm TOEIC hoặc tương đương);

      3.3. Phân tích được các biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng tác động đến doanh nghiệp;

      3.4. Hiểu được chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn nói riêng;

      3.5. Sử dụng các kiến thức về thống kê và kế toán để phục vụ công tác chuyên môn;

      3.6. Vận dụng các kiến thức về tài chính trong công tác quản trị tài chính tại doanh nghiệp như: phân tích báo cáo tài chính, đầu tư tài chính, công cụ phái sinh trong phòng ngừa và quản trị rủi ro, thị trường và các định chế tài chính, tài chính quốc tế, thực hiện phân tích và đầu tư chứng khoán…

      3.7. Áp dụng các kiến thức về ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng như: Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, kế toán ngân hàng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ ngân hàng khác và quản trị ngân hàng.

  1. Kỹ năng:

      4.1. Làm việc độc lập, theo nhóm và với cộng đồng;

      4.2. Chịu được áp lực cao về thời gian và công việc; có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;

      4.3. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và đàm phán tốt;

4.4. Thu thập, xử lý thông tin chính xác, linh hoạt để giải quyết vấn đề chuyên môn;

4.5. Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý;

4.6. Nhạy bén trong việc tiếp cận, ứng dụng các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong công việc chuyên môn;

      4.7. Sử dụng hiệu quả Tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành trong giao tiếp hàng ngày và công việc chuyên môn.

      4.8. Cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đã học để tác nghiệp, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng một cách hiệu quả.

      4.9. Quản lý tài chính doanh nghiệp như: Xây dựng và phân tích báo cáo tài chính, phân tích dòng tiền, xác định các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hoạch định, thực thi các chính sách tài chính doanh nghiệp.

      4.10. Thực hiện và cung ứng các dịch vụ tài chính như: Xác định giá trị thời gian của tiền tệ, định giá cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng chỉ quỹ khác; Tư vấn tài chính; Môi giới tài chính; Định giá tài sản, bảo hiểm, chứng khoán.

      4.11. Thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư; Xác định giá trị doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp khác nhau; Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả gồm nhiều tài sản khác nhau, sử dụng các loại chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

      4.12. Thực hiện các nghiệp vụ huy động nguồn vốn, nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các loại hình dịch vụ ngân hàng khác;

      4.13. Tư vấn huy động vốn trên thị trường tài chính, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khóan;

  1. Thái độ:

      5.1. Hiểu biết và tôn trọng pháp luật, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công sở, sống có văn hóa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân đối với gia đình và xã hội;

      5.2. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;

      5.3. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời;

      5.4. Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc và xây dựng đất nước.

  1. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

      6.1. Giao dịch viên; Chuyên viên tài chính và bảo hiểm; Chuyên viên quan hệ khách hàng; Chuyên viên tư vấn và phát triển kinh doanh; Chuyên viên phát triển sản phẩm; Chuyên viên thanh toán quốc tế; Chuyên viên kinh doanh ngoại hối; Chuyên viên tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên tín dụng; Chuyên viên môi giới chứng khoán trong các tổ chức tài chính: Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Công ty đầu tư, Công ty quản lý và khai thác vốn, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán…

      6.2. Nhân viên kế toán; Chuyên viên khai báo và tư vấn thuế trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính: Cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước…, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài chính và các cơ sở kinh doanh;

      6.3. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

      7.1. Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nướccùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp

      7.2. Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt  động  để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

 

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN

BẬC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 230/2013/QQĐ-TBD  ngày 25 tháng 06 năm 2013

của Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình Dương)

1.   Tên ngành đào tạo:

      + Tiếng Việt:  KẾ TOÁN

      + Tiếng Anh:  ACCOUNTING

2.   Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

3.   Kiến thức

3.1           Kiến thức chung

3.1.1      Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức chính trị, pháp luật, văn hóa - xã hội, đạo đức, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và các vấn đề đương đại vào công việc và cuộc sống;

3.1.2      Áp dụng tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn (trình độ tổi thiểu đạt B1 của khung trình độ chung Châu Âu (CEFR) hoặc 450 điểm TOEIC hoặc tương đương);

3.1.3      Phân tích được các biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng tác động đến doanh nghiệp;

3.1.4      Hiểu được chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn nói riêng;

3.1.5      Sử dụng các kiến thức về thống kê và kế toán để phục vụ công tác chuyên môn.

3.2           Kiến thức chuyên ngành

3.2.1      Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp

3.2.1.1           Áp dụng kiến thức kế toán vào công tác kế toán của doanh nghiệp: mở sổ sách kế toán, ghi nhận, đo lường, phân loại các nghiệp vụ kế toán phát sinh, lập sổ sách và báo cáo tài chính;

3.2.1.2           Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán phổ biến, sử dụng thành thạo công cụ MS Excel ứng dụng trong công tác kế toán.

3.2.2      Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

3.2.2.1           Vận dụng kiến thức phân tích tài chính vào công việc trợ lý kiểm toán: đánh giá mức độ rủi ro, xác lập mức trọng yếu.

3.2.2.2           Vận dụng kiến thức kiểm toán vào công việc trợ lý kiểm toán: thực hiện các thủ tục kiểm toán, thực hiện các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, hỗ trợ ra báo cáo kiểm toán;

3.2.3      Chuyên ngành Kế toán Thuế

3.2.3.1           Áp dụng kiến thức kế toán vào công tác kế toán của đơn vị hành chính: mở sổ sách kế toán, ghi nhận, đo lường, phân loại các nghiệp vụ kế toán phát sinh, lập sổ sách và báo cáo tài chính;

3.2.3.2           Áp dụng kiến thức về thuế vào công tác quản lý thuế của cơ quan thuế: thống kê, khai báo thuế, quản lý thuế, thanh tra, quyết toán thuế.

4.   Kỹ năng:

4.1           Kỹ năng chung

4.1.1      Làm việc độc lập, theo nhóm và với cộng đồng;

4.1.2      Chịu được áp lực cao về thời gian và công việc; có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;

4.1.3      Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và đàm phán tốt;

4.1.4      Thu thập, xử lý thông tin chính xác, linh hoạt để giải quyết vấn đề chuyên môn;

4.1.5      Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý;

4.1.6      Nhạy bén trong việc tiếp cận, ứng dụng các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; sử dụng có hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại trong công việc chuyên môn;

4.1.7      Sử dụng hiệu quả Tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành trong giao tiếp hàng ngày và công việc chuyên môn.

4.1.8      Có khả năng sử dụng các phần mềm kế toán.

4.2           Kỹ năng chuyên ngành

4.2.1      Kỹ năng chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp

4.2.1.1           Quản lý tài chính doanh nghiệp như: Xây dựng và phân tích báo cáo tài chính, phân tích dòng tiền, xác định các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hoạch định, thực thi các chính sách tài chính doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

4.2.1.2           Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp;

4.2.1.3           Tham gia các hoạt động tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, quy trình kế toán, hệ thống chứng từ- sổ sách kế toán, hệ thống các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;

4.2.1.4           Thu thập, phân loại và tổ chức hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp trên hệ thống tài khoản kế toán, phù hợp với các quy định của luật pháp và thông lệ- chuẩn mực kế toán;

4.2.2      Kỹ năng chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

4.2.2.1           Cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đã học để tác nghiệp, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Kiểm toán một cách hiệu quả;

4.2.2.2           Tham gia và phối hợp với các tổ chức kiểm toán khi đơn vị làm việc có cuộc kiểm toán;

4.2.3      Kỹ năng chuyên ngành Kế toán Thuế

4.2.3.1           Cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đã học để tác nghiệp, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực thuế một cách hiệu quả;

4.2.3.2           Tham gia và phối hợp với các tổ chức kiểm toán khi đơn vị làm việc có cuộc quyết toán thuế, thanh tra thuế;

5.   Thái độ:

5.1            Hiểu biết và tôn trọng pháp luật, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong công sở, sống có văn hóa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân đối với gia đình và xã hội;

5.2            Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;

5.3            Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời;

5.4           Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc và xây dựng đất nước.

6.   Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

6.1           Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp

6.1.1      Chuyên viên kế toán tại các doanh nghiệp

6.1.2      Chuyên viên tư vấn ứng dụng phần mềm kế toán của các công ty phần mềm kế toán;

6.1.3      Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu kế toán tại các Viện, Trung Tâm Nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

6.2           Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

6.2.1      Trợ lý kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước;

6.2.2      Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu kiểm toán tại các Viện, Trung Tâm Nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.

6.3           Chuyên ngành Kế toán Thuế

6.3.1      Chuyên viên thuế vụ

6.3.2      Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu kế toán thuế tại các Viện, Trung Tâm Nghiên cứu, các cơ sở đào tạo

7.   Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

      7.1. Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nướccùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp;

      7.2. Có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt  động  để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

 
 
 

ĐỐI TÁC

...