MENU
Hiện nay vấn đề sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp từ các trường đại học liên tục gia tăng đang gây ra sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Theo công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho đến cuối năng 2015 cả nước đã có 225.500 người thất nghiệp, trong đó cử nhân, thạc sĩ chiếm 20% (tương đương 50.000 người). Trong số sinh viên ra trường thất nghiệp này, họ đã đi đăng ký học các bằng nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) để có thể tìm được việc làm, đã tiếp tục gia tăng lãng phí xã hội.
Giải thích cho nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp có rất nhiều, tuy nhiên giới tuyển dụng cho rằng sinh viên thiếu năng lực làm việc. Các trường đại học quá chú trọng vào nội dụng, chưa chú trọng đến kỹ năng và thái độ để người học có thể giải quyết được các tình huống nghề nghiệp mà thị trường lao động cần. Nghiên cứu này hướng đến các giải pháp xây dựng chương trình đào tạo đại học dựa trên năng lực phù hợp với nhu cầu xã hội. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Hiện nay, khái niệm năng lực có rất nhiều định nghĩa đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, năng lực đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó [1]. Theo tài liệu huấn luyện Xây dựng Chương Trình Đào tạo theo Định Hướng Nghề nghiệp (POHE) thì năng lực là khả năng thực hiện hành vi nghề nghiệp phù hợp trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Hành vi này dựa trên sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ và tính cách cá nhân [2]. Các khái niệm đều có đặc điểm chung là khả năng hoàn thành một công việc nhất định.
Năng lực có thể được phân thành năng lực thực hiện và năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn. Trong đó năng lực thực hiện thể hiện qua bốn loại chủ yếu, gồm có (1) Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt; (2) Kỹ năng quản lý các công việc; (3) Kỹ năng quản lý các sự cố; và (4) Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc. Năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn (Professional Action Competency). Năng lực này được xem là tích hợp của bốn loại năng lực sau: năng lực cá nhân (Individual competency) – năng lực chuyên môn/kỹ thuật (Professional/Technical competency) – năng lực phương pháp luận (Methodical competency) và năng lực xã hội (Social competency).
Về mức độ của năng lực theo Vargas Zuñiga, F.[3] có 5 mức năng lực thục hiện như sau:
Giáo dục đại học Việt Nam đang từng bước chuyển từ giáo dục theo tiếp cận nội dung sang giáo dục tiếp cận năng lực (Competency-Based Training-CBT). Bước chuyển đổi này là phù hợp với tình hình thị trường lao động hiện nay khi mà năng suất lao động của Việt Nam luôn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế rất yếu.
Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế công việc, có năng lực đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp/công ty, rút ngắn thời gian đào tạo .v.v. đa phần các hệ thống dạy nghề nói riêng và đào tạo đại học nói chung trên thế giới hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng lực thực hiện.Với tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện (tiếp cận CBT), nội dung đào tạo là năng lực giải quyết các tình huống nghề nghiệp tại một vị trí làm việc trong doanh nghiệp/công ty. Đơn vị của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực, mà các thành tố này xác định bởi công việc (task) mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động cần phải có:
Như thế, nội dung đào tạo theo năng lực thực hiện không phải là hệ thống khái niệm, hệ thống kỹ năng, mà là hệ thống năng lực thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Địa điểm đào tạo theo năng lực thực hiện có thể là trong nhà trường hay tại nơi làm việc. Tiêu chuẩn đánh giá đào tạo theo năng lực thực hiện được xác định từ năng lực của người lao động lành nghề trong công việc, nên sau khi kết thúc đào tạo người học có thể đảm đương luôn vị trí lao động tương ứng.
Theo nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực phát triển Chương trình đào tạo (CTĐT), tác giả nhận thấyrằng thuật ngữ CTĐT có nhiều cách hiểu khác nhau.Theo nghĩa rộng, CTĐT của một trường là tất cả các khóa học được cung cấp. Ở các nước phát triển, CTĐT được xác định là tập hợp các học phần mà nhà trường cung cấp, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên muốn theo đuổi. Một số quốc gia đang phát triển lại xem CTĐT là tập hợp các chuyên đề hay môn học được quy định cho khóa học mà người học phải thực hiện để đạt được trình độ giáo dục đó.
Ở các trường đại học Việt Nam, CTĐT được hiểu là một tập hợp các học phần được thiết kế cho một ngành đào tạo nhằm bảo đảm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Ở khía cạnh rộng hơn, CTĐT còn được hiểu bao gồm cả những chuyên đề không được cung cấp trong nhà trường mà người học được yêu cầu phải tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng (ví dụ như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…).
Theo tác giả Phạm Thị Huyền, CTĐT được hiểutheo cách tiếp cận “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Khi đó, CTĐT có thể được định nghĩa là một tập hợp tất cả các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các yếu tố đầu vào để thực hiện CTĐT và mục tiêu đào tạo trên cơ sở kết quả đầu ra, để phát triển khả năng của người được đào tạo, giúp họ có được kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện năng lực tư duy trong thực hiện những yêu cầu công việc ở trình độ được đào tạo (Phạm Thị Huyền, 2011)[4].
Quy trình Xây dựng CTĐT theo POHE dựa trên đào tạo trên cơ sở năng lực gồm các bước cơ bản như sau:
Giáo dục đại học chuyển sang đào tạo dựa trên năng lực là xu hướng phù hợp với tình hình lao động hiện nay. CTĐT dựa trên năng lực có thể làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp, làm giảm bớt lãng phí cho sinh viên và xã hội, góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp và gia tăng năng lực cạnh tranh cá nhân trên thị trường lao động quốc tế. Thiết nghĩ các trường đại học nên tiến hành thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi về CTĐT dựa trên năng lực để làm cơ sở ứng dụng rộng rãi.
ThS. Nguyễn Hữu Quy
Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Thái Bình Dương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/
[2] Phạm Thị Hương, Lê Thái Hưng (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, NXB Đại Học Sư Phạm.
[3]Vargas Zuñiga, F (2004) .40 Questions on Labour Competency, CINTERFOR/ILO.
[4] Phạm Thị Huyền (2011), Xây dựng CTĐT Đại họctheo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Hộithảo toàn quốc Giáo dục Đại học Việt Nam – Hội nhập Quốctế, Hà Nội: Đại học Quốc gia HCM.