NHỮNG KINH NGHIỆM KHI GIẢNG DẠY HỌC PHẦN HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO POHE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG

  1. Đặt vấn đề

Để đào tạo theo định hướng nghề nghiệp-ứng dụng chúng ta cần tiếp cận, hiểu và áp dụng một cách mềm dẻo để phù hợp với thực trạng của trường. Qua thực tiễn đào tạo cần rút ra những kinh nghiệm để ngày càng phù hợp hơn nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Đó cũng là điều kiện sống còn của một môi trường giáo dục. Với những yêu cầu đó bài tham luận này nhằm mục đích phân tích, mỗ xẻ những kết quả và đưa ra những kinh nghiệm qua việc giảng dạy theo định hướng nghề nghiệp-ứng dụng (POHE) đối với học phần hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) trong học kỳ 1 năm học 2016-2017 mà Tác giả đã thực hiện.

  1. Một số kinh nghiệm rút ra từ giảng dạy môn hệ quản trị CSDL

Qua thực tiễn giảng dạy cũng như sự đón nhận của sinh viên trong việc đào tạo theo định hướng ứng dụng(POHE), sau khi giảng dạy môn Hệ quản trị CSDL tại trường Đại học Thái Bình Dương, Tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm đã đúc kết được. Vì chỉ mới thực hiện trong một học kỳ, nên những trao đổi này có thể mới là cảm nhận chưa thật sự được kiểm nghiệm, nên rất có thể chưa chính xác, mong nhận được sự góp ý, trao đổi thêm của đồng nghiệp để việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

  • Giới thiệu môn học rõ ràng gây hứng thú và định hướng mục tiêu học tập cho sinh viên

Nhiều giảng viên rất coi nhẹ việc giới thiệu môn học mà tập trung ngay vào bài học. Nhưng thực ra giới thiệu môn học rõ ràng, cuốn hút đóng vai trò rất qua trọng trong việc xác định mục tiêu cũng như tạo hứng thú trong việc tiếp nhận chủ động của sinh viên đối với môn học.

Đối với môn hệ quản trị CSDL cần giới thiệu rõ một số đặc tính sau:

- Cho phép quản trị một hệ CSDL lớn, có tốc độ xử lý dữ liệu nhanh đáp ứng yêu cầu về thời gian.

- Cho phép nhiều người cùng khai thác trong một thời điểm đối với một CSDL và toàn bộ quản trị CSDL (lên đến vài chục ngàn user).

- Có hệ thống phân quyền bảo mật tương thích với hệ thống bảo mật của công nghệ NT (Network Technology), tích hợp với hệ thống bảo mật củaWindows NT hoặc sử dụng hệ thống bảo vệ độc lập của SQL Server.

- Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên Internet

- Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng các ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C#, C++, ASP, ASP.NET, XML,...).

- Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction-SQL (Access là SQL, Oracle là PL/SQL).

Qua cách giới thiệu đó sinh viên đã hình dung được phần nào về học phần và trả lời được câu hỏi: Tại sao mình phải học môn này?. Từ đó có hứng thú học hơn.

  • Chương trình đào tạo mở và dựa vào năng lực

Giảng viên, sinh viên có thể tìm hiểu yêu cầu nghề nghiệp qua nhiều kênh thông tin như: thông tin tuyển dụng, bạn bè, người thân đang làm trong ngành,  sản phẩm thực tế để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp trong giảng dạy, học tập. Qua cách tiếp cận đó sinh viên ra trường có thể làm được ngay, thể đáp ứng được thị trường lao động, có thể giảm bớt rào cản kết hợp với doanh nghiệp trong những năm đầu.

Bên cạnh việc giảng dạy những kiên thức chung thì cần đặt cho sinh viên những năng lực rõ ràng cho học phần. Cụ thể:

Sinh viên phải tìm hiểu một số CSDL ở quy mô nhỏ như: quản lý điểm sinh viên, quản lý nhập hàng, quản lý xuất hàng,…

Đối với những CSDL đó sinh viên phải biết:

  • Khảo sát, phân tích, chuẩn hóa( nắm rõ chuẩn 1,2,3 và chuẩn Boy-Code), xây dựng CSDL đúng chuẩn và phù hợp với thực tế.
  • Triển khai, vận hành và quản trị CSDL đó trên máy tính.
  • Thực hiện truy vấn SQL, tối ưu câu hỏi thường gặp.
  • Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, triển khai những CSDL lớn hơn như: quản lý sinh viên,quản lý hàng hóa, quản lý thư viện, …
  • Kết nối CSDL với C# kết hợp những kiến thức trong môn học kỹ thuật lập trình để xây dựng chương trình quản lý với dữ liệu mô phỏng.

Những năng lực cần thiết trên được thể hiện qua việc triển khai Đồ án 1 trong chương trình đào tạo.[1]

  • Xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên POHE rõ ràng

Sinh viên của Trường chưa có ý thức nhiều trong việc tự nghiên cứu, xác định nghề nghiệp nên cần phải có những ví dụ cụ thể tình huống nghề nghiệp ngay trong bài học, hoạt động nhóm, phát triển mở rộng từ đó làm tăng khả năng tham gia vận động, kỹ năng xử lý tình huống. Ngoài ra cần phải đưa ra những yêu cầu phẩm chất nghề nghiệp chính là kết quả, mục tiêu của học phần. Khi học xong sinh viên phải đạt những phẩm chất sau:

  • Cho sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu về hệ quản trị CSDL Oracle.
  • Phân nhóm cho sinh viên(4 đến5 sinh viên) xây chương trình quản lý điểm sinh viên, quản lý nhập hàng, quản lý xuất hàng, …Với mục tiêu cho sinh viên hoạt động nhóm cũng nhưphối hợp với các lĩnh vực chuyên môn khác để tạo ra sản phẩm thực tế.
  • Giảng viên cần tạo ra các lỗi trong thực tế khi xây dựng CSDL và gợi ý cách giải quyết. Qua cách đó sinh viên có thể học đượcgiải quyết vấn đề, xử lý các lỗi phát sinh khi triển khai dự ánliên quan đến cơ sở dữ liệu.
    • Sự tham gia của thị trường lao động vào quá trình đào tạo POHE

        Bên cạnh tìm hiểu các yêu cầu tuyển dụng, các sản phẩm, chương trình thực tế,  trên mạng,…Sinh viên cần được:

  • Hỗ trợ trong việc thực tập về tìm hiểu, phân tích và tổng hợp cơ sở dữ liệu thực tế cùng nhân viên doanh nghiệp liên kết.
  • Tham gia thực tế tại doanh nghiệp để trau dồi thêm các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để tự tin khi đi tuyển dụng.
  • Tham gia hoặc hỗ trợ một số dự án xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu mà doanh nghiệp đang triển khai.
    • Kết hợp các phương pháp sư phạm

Cần phải nhìn nhận phương pháp sư phạm trong POHE một cách linh hoạt để việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên không còn thụ động như các phương pháp truyền thống.Đối với môn hệ quản trị CSDL nên sử dụng phương pháp trực quan, giải thích, minh họa, phân nhóm và thực hành luyện tập làm chủ đạo kết hợp với một số phương pháp như: thuyết giảng, vấn đáp, tự học, nghiên cứu, …,

  • Với phương châm lấy người học làm trung tâm cũng không thể tách rời được phương pháp truyền thống là thuyết giảng, giới thiệu, giải thích kết hợp với minh họa tuy nhiên chỉ sử dụng cho những nội dung quan trọng.
  • Sử dụng phương pháp trực quan thể hiện rõ trên máy để sinh viên tiếp thu, hình dung một cách rõ ràng không mơ hồ khi đã nghe giảng.
  • Phương pháp thực hành là thể hiện kết quả tổng hợp các phương pháp trên giúp sinh viên ứng dụng từ lý thuyết để hình thành kỹ năng làm bài.
  • Phải phân nhóm cho sinh viên khảo sát, phân tích, tổng hợp và thiết kế một số cơ sở dữ liệu thực tế nhằm tạo cho sinh viên khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề thực tế.Qua đó sinh viên có thể chia sẻ, học tập lẫn nhau, chủ động sáng tạo, tiếp thu kiến thức không bị thụ động.
  1. Kết luận

Từ những cách vận dụng ở trên thì sinh viên của đã có những chuyển biến tích cực như: tham gia học đầy đủ hơn, thích thú hơn đặc biệt là phát huy được tinh thần học hỏi cũng như là giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Có khả quan trong việc áp dụng đào tạo theo POHE  nhưng phải vận dụng linh hoạt để phù hợp với thực trạng của Trường, của Ngành.

Cần phải đánh giá chính xác khả năng của sinh viên để đưa ra các chuyên ngành hẹp cũng như tình huống nghề nghiệp phù hợp.

Cần nhiều thời gian hơn cho các học phần giảng dạy theo POHE vì các hoạt động nhóm, hoạt động nghề nghiệp của sinh viên.

Nên giảng dạy theo POHE một số học phần, modul thí điểm từ đó rút ra kinh nghiệm để việc giảng dạy hiệu quả hơn.

Sinh viên cần được thực hành tối đa để giải quyết các vấn đề, lỗi phát sinh khi xây dựng cơ sở dữ liệu

Cần phân rõ chuyên ngành hẹp từ học kỳ thứ 4 để sinh viên tích lũy được kinh nghiệm nghề nghiệp rõ ràng.

 

Thạc sĩ Lê Hữu Tuấn

                                                                                    Trường Đại học Thái Bình Dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE – PGS.TS Phạm Thị Hương, TS. Lê Thái Hưng

 

[1]Xây dựng và triển khai đối với khóa 2016

Bài viết liên quan

 

VP Khoa: Tầng 1, 79 Mai Thị Dõng, Xã Vĩnh ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa

Email: [email protected]