THƯ MỜI THAM DỰ SỰ KIỆN GIỚI THIỆU VIỆN VÀ BUỔI TỌA ĐÀM CỦA LISA STENMARK

 

 

THƯ MỜI

Viện Hợp Tác Nghiên Cứu Quốc Tế, thuộc Đại học Thái Bình Dương, trân trọng kính mời quý vị tới tham dự sự kiện ra mắt Viện và buổi tọa đàm của Lisa Stenmark, mở đầu cho các sinh hoạt học thuật của Viện.

Chủ đề: Các vấn đề toàn cầu và những cách nhìn nhận địa phương - Người Việt suy nghĩ cùng Arendt

Diễn giả: TS. Lisa Stenmark . San Jose State University.

Người phiên dịch: TS. Nguyễn Thị Minh, Đại học Sư phạm TPHCM.

Thời gian: 8h30, thứ 6, ngày 31/5/2019.

Địa điểm: Phòng 3.1-3.2 Viện KHXH Vùng Nam Bộ - 49 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.

ĐĂNG KÝ THAM DỰ: tại đây

Rất trân trọng đón tiếp quý vị!

 


Diễn giả: Tiến sĩ Lisa Stenmark 

 

 

 

Chủ đề:

Các công nghệ truyền thông và giao thông đã đưa thế giới xích lại gần nhau, đến mức mà, như Arendt đã viết : << Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các dân tộc trên trái đất đều chia sẻ hiện tại chung>>. Hiện tại chung này có thể bao hàm một tương lai chung, vì chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề không thể giải quyết bởi một cộng đồng, hoặc thậm chí một quốc gia mà phải được giải quyết bởi toàn thể nhân loại. Thật không may, khi chúng ta cùng chia sẻ một hiện tại và một tương lai nhưng không chia sẻ quá khứ, đồng nghĩa với việc không có lịch sử chung hoặc khuôn khổ chung để hiểu và giải quyết những vấn đề này.  Một trong những giải pháp cho vấn đề trên là tạo ra một “ nền văn hóa toàn cầu” , cùng với nền kinh tế toàn cầu và quản trị toàn cầu, nhưng điều này sẽ không giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của mình, bởi vì một nền “văn hóa toàn cầu”  sẽ tước đi của chúng ta cái viễn cảnh đa dạng,  cần thiết để giải quyết một cách sáng tạo các cuộc khủng hoảng hiện tại.

Hannah Arendt  đề xuất một ý tưởng thay thế cho ý tưởng về văn hóa toàn cầu này, bà cho rằng thế giới hiện đại mang đến cho chúng ta những kinh nghiệm và thách thức mà lối suy nghĩ truyền thống không thể mô tả, và vì thế , không thể hướng dẫn chúng ta quyết định cách ứng phó với vấn đề.

Theo Arendt, giải pháp cho vấn đề này là phải chấp nhận một quan điểm đứng ngoài mọi truyền thống đặc thù; kinh nghiệm về việc đứng ngoài mọi nền văn hóa hay truyền thống đặc thù thường gây cảm giác mất phương hướng, nhưng đó cũng là một giải pháp có thể mở ra cho chúng ta những viễn cảnh có tính sáng tạo, cho phép chúng ta cùng lúc nhìn thế giới từ nhiều góc độ khác nhau- một kĩ thuật mà Hannah Arendt đã khám phá thông qua “khái niệm kể chuyện”. Do đó, Arendt đề xuất một cách thức để đối mặt với những thách thức của toàn cầu hóa và khả thể  của một hình thái một công dân toàn cầu, không đòi hỏi một nền văn hóa toàn cầu, mà đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ  trong và giữa các nền văn hóa đặc thù.

Học giả Việt Nam - và người Việt Nam nói chung- có thể đóng góp cho sự hiểu biết của chúng ta về toàn cầu hóa và cách chúng ta có thể đối phó với những thách thức của nó bằng việc đưa ra một viễn tượng đặc thù, dựa trên lịch sử và truyền thống độc đáo của Việt Nam. Một khía cạnh quan trọng của nền lịch sử độc đáo này,  đó là người Việt Nam có truyền thống lâu đời trong việc suy nghĩ ở giữa các nền văn hóa. Đây là một giải pháp thay thế cho các phương pháp tiếp cận của trí thức phương Tây và là một phương pháp tương thích với phương pháp của Arendt.

 

Người phiên dịch:

 

 

Nguyễn Thị Minh hiện là giảng viên Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các mối quan tâm chính của cô là nghiên cứu so sánh văn học, điện ảnh, nghiên cứu chủ thể và kí hiệu học. Cô viết nhiều bài báo về nghiên cứu văn học, kí hiệu học, dịch thuật về triết học, nghiên cứu điện ảnh. Cô là học giả thỉnh giảng tại Đại học Oregon, Mỹ năm 2018. Cô cũng tham gia tổ chức và trình bày báo cáo tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

 

.